Entity không phải là một thuật ngữ quá mới trong SEO, song với những người mới tiếp cận thì có lẽ sẽ còn hơi bỡ ngỡ. Cùng Kingseo123 tìm hiểu về từ khóa này cũng như công dụng cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về khái niệm của Entity
Entity hay social entity có ý nghĩa cụ thể, được tạo thành từ bốn yếu tố chính đó là độc lập, duy nhất, có thể xác định và phân biệt được. Entity cải thiện khả năng tìm kiếm và hiểu biết của công cụ tìm kiếm về nội dung trang web.
Entity này tồn tại dưới mọi hình thức, là cá nhân, sự vật, sự việc, địa điểm,… bất cứ điều gì mà người dùng có thể tìm kiếm. Ví dụ: Khi bạn search từ khóa Apple thì hệ thống có thể phân biệt được đây là một thương hiệu công nghệ hay một loại trái cây dựa trên ngữ cảnh.
Tại sao Entity lại quan trọng như vậy trong SEO?
Entity đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO, trở thành một trong những yếu tố cốt lõi giúp website đạt thứ hạng cao trên Google. Sự xuất hiện của Entity mang đến nhiều lợi ích như:
- Giúp nâng cao vị trí của toàn bộ từ khóa trên website trong kết quả tìm kiếm.
- Entity cho phép triển khai chiến lược SEO hiệu quả trong thời gian ngắn, với hiệu quả vượt trội so với các phương pháp đi link thông thường.
- Đặc biệt, Entity có khả năng phân tích và dự đoán chính xác ý định tìm kiếm của người dùng, hiểu rõ ngôn ngữ và giọng điệu mà họ sử dụng.
- Khi làm bộ Entity , website không chỉ dễ dàng xây dựng sự tin tưởng tuyệt đối từ Google mà còn giảm thiểu tối đa nguy cơ bị áp dụng các hình phạt từ hệ thống.
- Nếu website gặp phải án phạt từ Google, Entity có thể giúp quá trình khôi phục diễn ra nhanh chóng. Đồng thời, nó cũng bảo vệ website trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ.
Lợi ích nổi trội của Entity trong SEO
Entity đem lại rất nhiều lợi ích rất lớn trong dịch vụ SEO của doanh nghiệp. Cùng điểm một số ưu điểm nổi trội của Entity:
Đưa ra kết quả tìm kiếm một cách chính xác và cụ thể hơn
Entity giúp đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong kết quả tìm kiếm là chính xác và có liên quan. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa, họ không chỉ muốn thấy danh sách các trang web chứa từ đó, mà còn mong đợi kết quả cung cấp thông tin đúng ngữ cảnh. Chẳng hạn, nếu tìm kiếm “Leonardo”, Google sẽ biết bạn đang tìm kiếm thông tin về Leonardo da Vinci, Leonardo DiCaprio, hay một thứ khác nhờ vào Entity.
Cải thiện được các vấn đề về dịch thuật trong tìm kiếm
Khi người dùng tìm kiếm bằng ngôn ngữ khác, không phải là tiếng mẹ đẻ thì phía công cụ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận diện. Tuy nhiên nhờ có Entity mà Google có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của các từ khóa một cách rõ ràng hơn.
Ví dụ, foundation trong tiếng Anh có thể là kem nền trang điểm hoặc quỹ từ thiện. Nếu bạn đang tìm kiếm trong lĩnh vực làm đẹp thì Entity giúp hệ thống xác định đúng ngữ cảnh và hiển thị kết quả liên quan đến mỹ phẩm. Ngược lại nếu ngữ cảnh là về tài chính hoặc từ thiện thì kết quả sẽ hiển thị quỹ từ thiện.
Nâng cao mức độ tin cậy của nội dung
Nếu như bài viết của bạn có trỏ link, được liên kết với các thực thể có mức độ tin cậy cao như tổ chức, cá nhân nổi tiếng hay sự kiện lớn. Như vậy thì phía tìm kiếm sẽ đánh giá cao nội dung đó là đáng tin cậy và đẩy thứ hạng lên.
Ví dụ, trong nội dung của mọi người có trích dẫn số liệu từ WHO, Harvard University hoặc liên kết một sự kiện lịch sử tầm cỡ. Vậy thì bài viết của bạn được Google ưu tiên hơn trên thanh tìm kiếm, giúp nâng cao thứ hạng, đồng thời tạo niềm tin khách hàng.
Cách mà Google thu thập dữ liệu qua Entity
Để phân tích thực thể một cách hiệu quả thì Google thường dựa vào 4 yếu tố:
- ID (Identification): Đây là cách Google nhận diện Entity, tương tự như một địa chỉ hoặc mã định danh MREID. Mã định danh là một chuỗi ký tự và số hoạt động như mã vạch, giúp Google định vị và xác định Entity cụ thể trên website.
- Data (Dữ liệu): Google sử dụng hệ thống dữ liệu đồ sộ từ Google Corpus và Google Index.
- Kho kiến thức: Google khai thác từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy như Wikipedia và Freebase.
- Attribute (Thuộc tính): Là mối quan hệ giữa các Entity, giúp Google nắm bắt ý nghĩa sâu xa của chúng trong nội dung.
Để khai thác thông tin từ Entity, Google thực hiện theo ba bước chính:
- Đầu tiên là NER (Named Entity Recognition), xác định các từ hoặc cụm từ thuộc loại Entity như con người, sự vật, địa điểm.
- Thứ hai, NEL (Named Entity Linking) liên kết các thực thể này với các mục tương ứng trong hệ thống tri thức, như Wikipedia hoặc Freebase.
- Cuối cùng, Google tiến hành khai thác các mối quan hệ để hiểu rõ hơn về sự liên kết và ngữ cảnh của thực thể trong văn bản.
Kết luận:
Nội dung bài viết xoay quanh Entity và những thông tin liên quan đến social entity. Theo dõi Kingseo123 mỗi ngày để không bỏ lỡ các kiến thức bổ ích nhé!
>>> Xem thêm: Các Cách Xây Dựng Backlink Tự Nhiên