Mã Schema Markup Là Gì? Cách Tạo Schema Markup Cơ Bản

Schema là gì?

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên môi trường trực tuyến thì dịch vụ SEO cũng như phương pháp tối ưu website là một trong những phương pháp quan trọng. Schema markup là một trong những công cụ tối ưu hóa SEO không thể bỏ qua. Nó giúp cho website tăng hiệu quả tìm kiếm, từ đó nâng cao lượng truy cập và độ nhận diện. Hãy cùng Kingseo123 tìm hiểu chi tiết hơn thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Schema là gì? 

Schema hiểu đơn giản là cú pháp đánh dấu SEO dữ liệu được thêm vào mã nguồn của một website. Nhằm cung cấp các thông tin về cấu trúc và ý nghĩa nội dung bài viết. Thông qua đây, công cụ Google có thể hiểu rõ hơn về nội dung cung cấp của website một cách nhanh chóng và từ đó có thể nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực cạnh tranh cao thì mã schema càng có ý nghĩa tạo nên điểm nhấn và giá trị thương hiệu trong mắt Google.

Thông thường, schema sẽ cung cấp ngữ cảnh, bổ sung cho các nội dung xuất hiện trong website. Rồi từ đó giúp cho khả năng tiếp cận và  hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa được dễ dàng hơn. Đồng thời, nó còn thu hút người dùng nhấp vào các đường link liên kết. Sử dụng mã có thể cải thiện CTR bằng cách làm cho các kết quả tìm kiếm trở nên hấp dẫn, độc đáo hơn.

Schema là gì?
Schema là gì?

Schema markup ảnh hưởng như thế nào đến SEO? 

Schema markup đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược SEO. Bởi nó mang đến nhiều sự khác biệt, tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Sử dụng mã markup trong chiến lược SEO sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt nhiều lợi thế trong quá trình tối ưu hóa website, cụ thể bao gồm: 

  • Như đã nêu, mã cung cấp thêm các ngữ cảnh, bổ sung ý nghĩa chi tiết cho nội dung của trang web. Điều này cho phép chúng phân loại chính xác hơn và hiển thị kết quả tìm kiếm phù hợp với nhu cầu mong muốn của người dùng. Sử dụng mã markup sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung mà website của bạn cung cấp. 
  • Schema markup giúp cho Google hiển thị các thông tin chi tiết hơn về trang web dưới dạng rich snippet bao gồm: đánh giá, giá sản phẩm, lịch sử công ty,… hoặc dưới dạng tích xanh, có icon biểu tượng rất thu hút và khác biệt nếu như biết cách sử dụng khéo léo. Điều này thu hút lượng truy cập cũng như lượng tương tác tốt hơn cho trang web. 
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng là một trong những lý do mà schema đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO. Theo đó, các thông tin rõ ràng và đầy đủ từ đây giúp cho quá trình trải nghiệm của người dùng được tuyệt vời, trọn vẹn hơn. Họ có thể nhanh chóng tìm kiếm những gì bản thân mong muốn mà không cần phải quét qua nhiều nội dung khác.
Schema markup ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
Schema markup ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Hướng dẫn tạo Schema markup cơ bản từ A đến Z

Hiện nay, có rất nhiều cách để tạo ra schema cơ bản. Mỗi một cách đều sẽ có những ưu điểm nổi bật riêng. Dưới đây là tổng hợp một số phương pháp tạo ra schema cơ bản mà bạn có thể tham khảo. 

Cách 1: Sử dụng về Google’s Structured Data Markup Helper

Công cụ Structured data markup helper của Google là một trong những phương pháp, cách thức trực quan để tạo nên schema mà không cần viết mã. Theo đó, quy trình thực hiện cụ thể bao gồm: 

  • Bước 1: Bạn truy cập vào trang web công cụ. 
  • Bước 2: Hãy lựa chọn cái mà mình muốn tạo từ danh mục bên trái.
  • Bước 3: Lúc này bạn tiến hành nhập các dữ liệu chi tiết, mô tả nội dung mà bản thân muốn hiển thị trên trang web.
  • Bước 4: Hãy xem trước code được tự động tạo ở bên phải để kiểm tra xem độ phù hợp như bản thân mong muốn. Nếu chưa, bạn có thể trực tiếp chỉnh sửa.
  • Bước 5: Sao chép đoạn Mã JSON – LD đã tạo vào phần của website. 

Trong quá trình thực hiện tạo schema bằng công cụ này, bạn cần phải lưu ý rằng: 

  • Nhập thông tin một cách chính xác, đầy đủ cho từng schema, tuyệt đối không nên để trống hoặc nhập dữ liệu bị sai. 
  • Bên cạnh đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt cú pháp JSON – LD được yêu cầu để đảm bảo tạo ra schema hoàn chỉnh nhất. 
Hướng dẫn tạo Schema markup cơ bản từ A đến Z
Hướng dẫn tạo Schema markup cơ bản từ A đến Z

Cách 2: Tối ưu Schema Markup dựa trên phân tích dữ liệu

Dựa trên phân tích dữ liệu và báo cáo từ các công cụ thì bạn cũng có thể giúp tối ưu hóa một cách nhanh chóng, đơn giản. Cụ thể nó bao gồm:

  • Sửa chữa và khắc phục các schema markup bị sai hoặc thiếu sót.
  • Loại bỏ các phần thừa thãi, không mang đến hiệu quả tối ưu hóa website.
  • Phát hiện, tăng cường áp dụng thêm cho trang web then chốt.
  • Điều chỉnh cấu trúc để tối ưu hóa cho từng trang web, từng nội dung khác nhau.
  • Theo dõi, kiểm tra và đo lường hiệu quả tối ưu hóa để đảm bảo luôn cập nhật và hoàn thiện nhất. 

Đây là một cách tối ưu hóa schema markup hiệu quả, nhanh chóng, khoa học. Bạn chỉ cần dựa trên những số liệu, dữ liệu cụ thể được cung cấp từ các công cụ như: Google Search Console, Moz Scheme Analyzer, SEMrush Sensor. Những công cụ hữu ích này sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhằm phân tích chất lượng, so sánh với đối thủ. Từ đó, đánh giá tốc độ tải và tối ưu hóa để tăng hiệu suất của website. 

Lời kết

Trên đây là tổng hợp các thông tin nội dung chia sẻ về schema và cách tạo ra markup cơ bản, chi tiết. Hi vọng bài viết sẽ mang đến lợi ích cho bạn trong quá trình tối ưu hóa website để đạt hiệu quả tốt nhất. 

>>> Tìm hiểu: Các Bước Kiểm Tra Site Trước Khi Index

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *