Những Lỗi Khiến Website Của Bạn Lâu Index

Những nguyên nhân khác khiến website lâu index

Website bị Google index chậm là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều người làm SEO gặp phải, mặc dù đã đầu tư thời gian, công sức để xây dựng và thường xuyên cập nhật nội dung mới. Điều này đã ảnh hưởng đến thứ hạng của website và làm giảm lượng truy cập. Vậy đâu là những lỗi chính gây nên tình trạng này? Tìm hiểu ngay ở bài viết sau cùng Kingseo123 nhé!

Cách thức và thời gian để Google index

Trước tiên, Google thu thập thông tin về website từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm cả những thông tin có sẵn trên chính website, những đánh giá, bình luận của người dùng, kết quả quét của các Googlebot và cả những dữ liệu công khai trên internet cũng như các nguồn khác. Sau đó, quy trình Google index diễn ra lần lượt như sau:

  • Thu thập dữ liệu: Khi phát hiện URL mới, Google sẽ nhanh chóng truy cập vào URL đó để thu thập thông tin URL và website.
  • Lập chỉ mục: Google sẽ sắp xếp và phân loại toàn bộ thông tin thu thập được trên trang website vào một cơ sở dữ liệu khổng lồ, tạo thành các chỉ mục chi tiết để dễ dàng tìm kiếm.
  • Phân phát: Khi nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, Google sẽ nhanh chóng tìm kiếm trong thư viện khổng lồ của mình và đưa ra những kết quả phù hợp nhất với yêu cầu của người dùng.

Thực tế, thời gian để Google index một trang web có thể thay đổi rất nhiều, từ chỉ vài phút cho đến vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Có những bài viết được nhận diện và đưa vào kết quả tìm kiếm ngay lập tức. Trong khi đó, một số bài viết khác lại phải chờ đợi khá lâu.

Cách thức và thời gian để google index
Cách thức và thời gian để Google index

Tổng hợp các lỗi khiến website lâu index

Thường có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng làm chậm tốc độ index của website. Vậy nên để xem website bạn đang mắc phải nguyên nhân nào cần xem xét kỹ những trường hợp dưới đây để tìm ra được hướng giải quyết.

Xây dựng Website không đầy đủ tên miền

Khi thiết kế hoặc quản lý website, việc hiểu rõ về miền gốc và miền con là rất quan trọng. Mặc dù người dùng thường không nhận ra, nhưng URL bắt đầu bằng “http://” và “https://” lại đại diện cho hai miền khác nhau. Miền chứa “www” là một miền con của miền gốc – Root domain. 

Điều này có nghĩa là các công cụ tìm kiếm sẽ xem chúng như hai website riêng biệt. Để tránh các vấn đề về SEO như nội dung trùng lặp và việc website lâu index. Cần đảm bảo rằng cả hai miền đều trỏ đến cùng một nội dung và sử dụng các kỹ thuật chuyển hướng (redirect) phù hợp.

Lỗi Website chậm index do không đủ tên miền
Lỗi Website chậm index do không đủ tên miền

Sitemap Website đang gặp nhiều lỗi

Sau khi hoàn thiện website, điều bạn mong đợi nhất chắc chắn là được xuất hiện trên Google. Để điều này xảy ra, các robot của Google sẽ tự động đến thăm trang web của bạn. Quá trình này thường mất vài ngày. Tuy nhiên, nếu hơn một tuần mà website vẫn chưa được lập chỉ mục, có thể có vấn đề xảy ra.

Một trong những nguyên nhân khiến Google không thể tìm thấy website của bạn là do sitemap gặp vấn đề. Sitemap giống như một bản đồ chỉ đường, giúp Google hiểu rõ cấu trúc và nội dung của website. Khi sitemap hoạt động tốt, các robot của Google sẽ dễ dàng khám phá và lập chỉ mục nội dung của bạn.

Vấn đề tải trang trong khi thiết kế trang 

Tốc độ tải trang chậm không chỉ làm giảm trải nghiệm người dùng mà còn là rào cản lớn khiến website của bạn khó được Google index. Khi trang web tải quá lâu, người dùng dễ dàng rời đi và Google cũng khó có thể thu thập dữ liệu đầy đủ. 

Để khắc phục tình trạng này, cần tối ưu hóa tốc độ tải trang bằng cách bật bộ nhớ đệm. Nén hình ảnh và các tệp tin, cũng như giảm thiểu việc sử dụng các đoạn mã JavaScript không cần thiết.

Một số cài đặt quyền riêng tư chặn Google index

WordPress cung cấp nhiều tùy chọn bảo mật để bảo vệ website của bạn. Tuy nhiên, việc lạm dụng các tính năng này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Nếu bật tính năng bảo mật quá mức, các công cụ tìm kiếm như Google sẽ không thể thu thập dữ liệu từ website. 

Giải pháp hiệu quả nhất cho trường hợp này chính là xem xét lại các cài đặt bảo mật trên WordPress, đặc biệt là các plugin liên quan đến bảo mật. Bằng cách điều chỉnh các cài đặt này một cách hợp lý, giúp Google dễ dàng tìm thấy và index thông tin mục website.

Website chặn robot Google truy cập

Một trong những nguyên nhân chính khiến website lâu index là do file robots.txt bị cấu hình sai. Do đó cần đảm bảo rằng file này không chứa bất kỳ quy tắc nào cấm Googlebot truy cập vào các trang. Nếu phát hiện có bất kỳ quy tắc nào không hợp lý, hãy xóa hoặc chỉnh sửa chúng. 

Sau khi đã cập nhật file robots.txt, hãy gửi yêu cầu kiểm tra lại sitemap đến Google Search Console để thông báo cho Google về những thay đổi. Song song đó, nên sử dụng công cụ kiểm tra URL trong Google Search Console để xem xét tình trạng index của từng trang. Cũng như xác định những trang nào đang gặp vấn đề, đưa ra gợi ý điều chỉnh.

Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân hay gặp được trình bày bên trên thì cũng điểm qua thêm một số lỗi đặc biệt nữa như:

  • Nội dung ở website cung cấp bị trùng lặp
  • Chưa chủ động khai báo thông tin xác thực với Google
  • Code của trang web bị dính các mã độc
  • Ngôn ngữ thiết kế trên website chưa đạt chuẩn
  • Website xây dựng bị phạt bởi quy định Google
Những nguyên nhân khác khiến website lâu index
Những nguyên nhân khác khiến website lâu index

Kết luận 

Qua những thông tin trên thấy được rằng, tốc độ Google index nếu nhanh sẽ giúp website tốt hơn. Bởi nó tác động trực tiếp đến lượt traffic cũng như thứ hạng website của bạn. Vì vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu về lỗi khiến bị chậm index, hãy nhanh chóng khắc phục kịp thời nhất nhé!

Chủ động xem bài viết: “Cách Ép Index Nhanh Trong SEO ” để khắc phục ngay !!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *